Máy bay chở khách nội địa Trung Quốc bay biểu diễn ở Việt Nam
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.HLV Shin Tae-yong nói được làm được, U.23 Indonesia 'tiễn' Jordan, giành vé tứ kết lịch sử
Tham gia giải dù lượn có 86 vận động viên đến từ 11 câu lạc bộ, liên đoàn, công ty dù lượn trên toàn quốc, gồm 55 vận động viên bay thi đấu, 31 vận động viên bay "fun", bay trải nghiệm.
Rùng rợn cảnh tài xế xe container tạt đầu, ‘dằn mặt’ người phụ nữ lái xe máy
Thông tin ban đầu, khoảng 9 giờ 40 cùng ngày, một nam tài xế xe ôm công nghệ chạy xe máy mang biển số tỉnh Tiền Giang đến trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh để đón khách. Tại đây, tài xế này xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông hành nghề xe ôm truyền thống.Nam tài xế xe ôm công nghệ rút hung khí từ trong túi ra, đe dọa người đàn ông hành nghề xe ôm truyền thống. Được người dân can ngăn, tài xế xe ôm công nghệ chở khách rời đi.Tuy nhiên, một lúc sau, tài xế xe ôm công nghệ quay trở lại, tiếp tục mâu thuẫn với nhóm tài xế xe ôm truyền thống. Nhóm tài xế xe ôm truyền thống đã dùng gậy tấn công nhiều lần vào đầu tài xế xe ôm công nghệ làm mũ bảo hiểm bị bể. Còn tài xế xe ôm công nghệ dùng hung khí chống trả làm 1 người bị thương, được sơ cứu tại bệnh viện.Vụ việc gây náo loạn khu vực trước cổng Bệnh viện Q.Bình Thạnh, nhiều người chứng kiến đã khiếp sợ né xa. Sau vụ việc, nhóm tài xế rời khỏi hiện trường.Nhận tin báo, Công an P.1 và Công an Q.Bình Thạnh có mặt, trích xuất camera an ninh, khám nghiệm hiện trường, truy xét những người liên quan để phục vụ công tác điều tra vụ hỗn chiến.
Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp với người lao động mất việc làm.Theo kiến nghị của cử tri các tỉnh Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Ninh Thuận và An Giang do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Bộ LĐ-TB-XH, cử tri đề nghị nghiên cứu tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% (bằng mức hưởng lương hưu tối đa) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp.Bộ LĐ-TB-XH cho biết, trên cơ sở kế thừa quy định tại luật Việc làm năm 2013, dự thảo luật Việc làm (sửa đổi) quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đóng gần nhất trước khi thất nghiệp.Mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp.Theo Bộ LĐ-TB-XH, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam cũng dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là không ít hơn 45% của thu nhập trước đó hoặc không ít hơn 45% tiền lương tối thiểu theo quy định.Góp ý vào dự thảo luật Việc làm trước đây, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cũng từng đề nghị nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75% bình quân tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc. Bởi phần lớn doanh nghiệp đóng cho lao động theo mức lương tối thiểu vùng nên tiền hưởng rất thấp.Với tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 5,56 triệu đồng giai đoạn 2022 - 2023, trợ cấp thất nghiệp người lao động nhận được 3,3 triệu đồng mỗi tháng. Trong khi đó theo thống kê của công đoàn, chi tiêu bình quân của gia đình lao động vào giữa năm 2023 khoảng 11,7 triệu đồng/tháng. Mức trợ cấp thất nghiệp như trên chưa đáp ứng 30% chi phí sinh hoạt thực tế của gia đình lao động.Báo cáo của Chính phủ mới đây cho thấy, đến cuối năm 2024, quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư gần 64.300 tỉ đồng, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp khoảng 16 triệu, chiếm 34% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Tự hào doanh nhân Việt
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức quản lý người tham gia BHYT, cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố (gọi chung là đơn vị) cũng như người tham gia cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã định danh cá nhân trước ngày 31.3.Nếu quá hạn, BHXH TP.HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH đối với những trường hợp chưa được cập nhật số CCCD, mã định danh cá nhân. Đồng thời, đơn vị và người tham gia tự chịu trách nhiệm nếu việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan chính sách BHXH, BHYT.Ngày 18.3, BHXH TP.HCM cho biết đơn vị và người tham gia nên chủ động kiểm tra trạng thái cập nhật của mình.Trong đó, BHXH TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát, lập hồ sơ điện tử 608 (đính kèm ảnh CCCD, thông báo mã định danh cá nhân) và gửi về cơ quan BHXH quản lý để cập nhật.Người tham gia có thể tra cứu, kiểm tra trạng thái cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH, tại trang web của cơ quan BHXH (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx).Lưu ý, người dân cần chọn và nhập đầy đủ thông tin tại các trường có đánh dấu hoa thị đỏ. Trường CMND thì người dân nhập số CCCD. Sau đó, người dân chọn "Tôi không phải là người máy", rồi lấy mã tra cứu. Nếu người tham gia đã được cập nhật số CCCD thì hệ thống sẽ gửi mã OTP về địa chỉ email mà đơn vị của người lao động đã đăng ký với hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH.Nếu chưa, hệ thống sẽ phát thông báo "Số CMND không khớp với hồ sơ cá nhân".Theo BHXH TP.HCM, theo quy định hiện nay (điều 27, Công văn 2089 của BHXH Việt Nam), nếu thay đổi CMND sang CCCD thì người dân không cần xin cấp lại sổ BHXH mới. Việc cấp lại sổ BHXH chỉ áp dụng cho các trường hợp do sổ BHXH mất, hỏng, gộp sổ BHXH hay có thay đổi tên, họ, chữ đệm; ngày, tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.Thay vào đó, người dân cần làm thủ tục cập nhật CCCD trên sổ BHXH để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước.Để thay đổi từ số CMND sang CCCD, người tham gia có thể làm theo các bước sau:Bước 1: Lập hồ sơ 608 để cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH. Người tham gia BHXH đang làm việc tại một công ty thì có thể nhờ bộ phận nhân sự hỗ trợ nộp hồ sơ giúp.Bước 2: Sửa thông tin trên Cổng dịch công BHXH Việt Nam. Cụ thể, người dân có thể truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn "Đăng nhập" và điền các thông tin.Tài khoản VssID (gồm mã số BHXH và mật khẩu) là tài khoản của Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dân có thể chọn "Đăng ký" và làm theo hướng dẫn.Sau khi đăng nhập thành công, người dân chọn "Thông tin tài khoản" để thay đổi số CMND/CCCD, đồng thời đính kèm hình ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD.Sau khi thay đổi thông tin, người dân cần nhập mã kiểm tra và chọn "Ghi nhận" để hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ phê duyệt hồ sơ và cập nhật thông tin mới lên hệ thống bảo hiểm cả nước.